Cơ hội định cư Canada cho chuyên gia công nghệ (P1)

Cơ hội nào cho chuyên gia công nghệ định cư tại Canada?

Hiện tại, với chương trình thị thực khởi nghiệp (start-up visa), Các doanh nhân Việt Nam có cơ hội đưa cả gia đình định cư tại Canada khi thành lập start-up (công ty khởi nghiệp) tại đây. Kinh tế ổn định tại Canada cũng mang đến nhiều cơ hội việc làm và định cư cho chuyên gia Việt.

Chuyên gia, kỹ sư công nghệ có cơ hội làm việc và định cư cùng gia đình tại Canada. Thông qua các chương trình khuyến khích của cả liên bang và tỉnh bang.

Các chương trình định cư liên bang dành cho các chuyên gia, kỹ sư công nghệ:
– Express Entry
– Chuyển giao nội bộ công ty (Intra-Company Transfer – ICT)
– Nhánh Tài năng Toàn cầu (Global Talent Stream – GST)
– Chuyên gia CUSMA (Canada – United States – Mexico Agreement – Hiệp định Canada – Hoa Kỳ – Mexico)

Bên cạnh đó, các tỉnh bang có những chương trình thu hút tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Tiêu biểu như British Columbia, Quebec, Ontario …

Chuyên gia công nghệ định cư tại Canada

Express Entry – Nhận quyền thường trú Canada ngay tại Việt Nam

Express Entry là chương trình dành cho người lao động mong muốn làm việc, định cư tại Canada. Hệ thống này cho phép lao động tạo và nộp hồ sơ trực tuyến từ bất cứ nơi đâu.

Đối với lao động tay nghề nước ngoài mong muốn làm việc và định cư tại Canada. Express Entry là con đường nhanh và thuận tiện nhất.

Khi đã vào hệ thống, hồ sơ của ứng viên sẽ được chấm điểm theo hệ thống điểm chuẩn CRS. Hệ thống giúp xếp hạng ứng viên dựa theo thang điểm về tuổi, ngoại ngữ, trình độ, kinh nghiệm …

Mỗi 2 tuần, chính quyền Canada sẽ lựa chọn những ứng viên có số điểm cao nhất trên Express Entry. Cấp thư mời hoàn thiện thêm một số giấy tờ để được nhận thẻ thường trú nhân. Từ đó, ứng viên sẽ lên đường làm việc, định cư tại Canada.

Theo kế hoạch nhập cư Canada giai đoạn 2021 – 2023. Canada sẽ cấp khoảng 110.000 thư mời nộp hồ sơ mỗi năm cho các ứng viên Express Entry. Để tham gia Express Entry, người lao động cần xem mình thuộc diện nào trong 3 diện dưới đây. Thường các kỹ sư, chuyên gia sẽ thuộc 2 diện đầu tiên là FSWP và CEC.

– FSWP – Chương trình Lao động Tay nghề Liên bang: FSWP là diện phổ biến nhất cho các ứng viên chưa từng sống tại Canada.
-CEC – Chương trình Kinh nghiệm Làm việc Liên bang: CEC là lựa chọn tối ưu cho các ứng viên đã từng học tập, làm việc tại Canada.
-FSTP – Chương trình Lao động Tay nghề Chuyên môn: FSTP phù hợp với ứng viên thuộc nhóm ngành tay nghề chuyên môn.

chuyên gia công nghệ định cư tại Canada

Đến Canada làm việc thông qua hình thức Chuyển giao nội bộ công ty (Intra-Company Transfer – ICT)

Chương trình Chuyển giao nội bộ công ty (ICT) phù hợp với với việc điều chuyển nhân sự. Giữa công ty mẹ – công ty con, hoặc giữa các chi nhánh, văn phòng với nhau. Nhân sự sẽ được nhận giấy phép lao động (work permit). Cho phép làm việc và định cư tại Canada khi thỏa các điều kiện sau:
– Kinh nghiệm làm việc tại công ty trên 1 năm
– Công tác ở vị trí quản lý – lãnh đạo. Hoặc nắm giữ kiến thức chuyên môn, độc quyền về công ty hoặc sản phẩm của công ty. (Ví dụ: lập trình viên đã thiết kế ra các sản phẩm phần mềm của công ty. Hoặc kỹ sư máy tính thiết kế ra chương trình phần mềm nội bộ của công ty)

Đến Canada thông qua giấy phép lao động tạm thời – Cấp nhanh sau 2 tuần

Mùa hè 2017, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã khởi động Chiến lược Kỹ năng Toàn cầu của.

Ứng viên có thể nộp đơn cho chương trình GTS nếu thỏa 1 trong 2 điều kiện:
– Loại A: Nhà tuyển dụng nhân sự phải được giới thiệu/đảm bảo bởi một trong những đối tác được chỉ định của chương trình & Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên với tài năng độc đáo và đặc biệt
– Loại B: Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên nước ngoài có chuyên môn cao, đến Canada làm việc trong những lĩnh vực đang tìm kiếm ứng viên thuộc danh sách nghề nghiệp toàn cầu (Global Talent Occupations List)

Do có nhiều điều kiện cần thỏa cũng như giới hạn về tổ chức giới thiệu nên chương trình GTS không được phổ biến rộng rãi.

Chuyên gia CUSMA – Chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ hoặc Mexico đến làm việc tại Canada

Như tên gọi của chương trình, CUSMA chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ và Mexico đến làm việc tại Canada. Theo đó, người lao động đến từ 2 quốc gia này có lời mời làm việc từ Canada sẽ được xét cấp giấy phép lao động tại Canada theo lộ trình riêng.


Với mục tiêu di trú đầy tham vọng cho giai đoạn 2021 – 2023, Canada hy vọng sẽ trở thành điểm đến thu hút những tài năng nổi trội nhất trên thế giới, giúp phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau COVID-19. Xứ sở lá phong dự kiến sẽ có thêm 232.500 cá nhân tới nhập cư theo diện kinh tế trong riêng năm 2021, tiếp tục tăng dần lên 241.500 cho năm 2022 và 249.500 cho năm 2023.