- Sự Kiện & Hội Thảo -
Home Định cư các nước Định cư Úc Cơ hội định cư sau tốt nghiệp tại Australia và New Zealand

Cơ hội định cư sau tốt nghiệp tại Australia và New Zealand

- Advertisement -

Tại Australia, chỉ từ bậc học master trở lên, du học sinh mới có thể bảo lãnh gia đình sang cùng sinh sống.

Sau khi tốt nghiệp, đi làm, lập gia đình và sinh con, nhiều người mong muốn cho con có môi trường sống, thừa hưởng nền giáo dục và dịch vụ y tế quốc tế tốt. Vì vậy, nhu cầu định cư và làm việc tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là Australia và Newzealand tăng cao. Hiện nay, có nhiều cách để định cư và làm việc tại hai quốc gia này.

Bạn có thể chọn định cư tại Australia và New Zealand theo nhiều cách.

Bạn có thể chọn định cư tại Australia và New Zealand theo nhiều cách.

Australia

Định cư theo diện tay nghề

Định cư theo diện tay nghề: Subclass 189, 190, 489, 457 là những visa diện tay nghề và bạn phải có bằng cấp, kinh nghiệm, điểm IELTS tối thiểu 6.0 (tính theo thang điểm 60). Để đi theo visa này, bạn phải trải qua các bước thẩm định tay nghề, xin bảo trợ bang và xin visa. Tổng thời gian nhanh nhất từ 8 tháng trở lên. Visa sẽ cấp cho cả gia đình nếu như có lý lịch tư pháp trong sạch và sức khỏe tốt. Khi đến Australia, bạn có thể làm bất cứ nghề gì. Nếu như muốn làm đúng ngành nghề đang có thì ít nhất phải đi học thêm một năm về ngoại ngữ cũng như các chứng chỉ hành nghề.

189 – 190 là visa thường trú (PR), bạn sẽ được hưởng các chế độ an sinh xã hội (giáo dục, y tế, trợ cấp…), trừ đi các quyền như bầu cử, bảo vệ công dân khi ra nước ngoài. 489 – 457 là visa tạm trú (TR) thì bạn không được hưởng các quyền lợi giống như PR. Với visa này, chỉ một số tiểu bang cần thu hút dân cư đến sinh sống. Bạn mới được hưởng một số quyền lợi về giáo dục và y tế dành cho trẻ em. Visa 457 là visa có chủ doanh nghiệp tại Australia. Bảo lãnh người lao động sang làm việc khi không tuyển được lao động địa phương.

Định cư theo diện đầu tư

Định cư theo diện đầu tư subclass 188, 132, 457 OBS: là những loại visa dành cho những nhà đầu tư vào Australia như mở doanh nghiệp hoặc đầu tư vào trái phiếu. Các quỹ đầu tư với số tiền từ 500.000 AUD đến 5 triệu AUD. Hoặc doanh nghiệp Việt Nam mở chi nhánh tại Australia theo visa 457 OBS.

Định cư theo diện du học

Đi du học Australia để tìm đường định cư: Đối với những người đã có gia đình thì chỉ những bậc học từ master trở lên, bạn mới có thể bảo lãnh cả gia đình sang cùng sinh sống. Học xong, bạn cần cố gắng tìm được việc làm để ở lại. Đối với những nhóm ngành nghề kỹ sư, thợ. Thì nên đi làm để lấy kinh nghiệm và học Anh văn để đi sang Australia theo diện visa tay nghề.

Du học theo chương trình PGDipBe, IT sẽ giúp bạn và gia đình có cơ hội cao định cư tại New Zealand.

Du học theo chương trình PGDipBe, IT sẽ giúp bạn và gia đình có cơ hội cao định cư tại New Zealand.

New Zealand

Định cư theo diện tay nghề hoặc diện đầu tư

Định cư theo diện tay nghề hoặc diện đầu tư tại New Zealand khó hơn Australia nhiều. Khi tư vấn cho khách hàng tìm hiểu về nhu cầu định tư. Công ty Huấn Nghệ luôn tìm hiểu hết các thông tin của khách hàng xem có đủ điều kiện vào Australia hay không. Và nếu không còn lựa chọn nào khác mới chuyển sang New Zealand.

Nếu theo chương trình PGDipBe, IT… những người có gia đình khi học tập ở Australia. Sẽ ít có cơ hội xin ở lại bằng các visa chuyển đổi từ du học sang định cư hơn New Zealand. Vì khả năng xin visa cho cả gia đình đi du học Australia khó hơn New Zealand.

Chương trình PGDipBE

Chương trình PGDipBE của trường SIT sẽ giúp các gia đình có khả năng định cư tại New Zealand cao. Đây là chương trình sau đại học 16 tháng gồm 4 tháng học. 2 tháng thực tập tại doanh nghiệp và 10 tháng làm luận án. Vợ hoặc chồng đi theo được cấp work visa, trẻ em được học miễn phí. Sau khi kết thúc khóa học này. Bạn sẽ được cấp 12 tháng Post study work visa để tìm việc làm.

Chương trình này có những thuận lợi như thời gian đầu, bạn có thể sang Invercagill để học 6 tháng. Đây là thành phố ít dân hơn các thành phố khác nên mức sống thấp hơn. Đường phố vắng xe nên đây là cơ hội tốt để tập lái xe (tay lái nghịch). Ở New Zeland, lái được ôtô rất quan trọng. Giai đoạn 10 tháng, bạn có thể đi thành phố khác sống và tìm việc làm. Để tiết kiệm chi phí cho thời gian 4 – 5 năm sống tại New Zealand. Thì đầu tư vào bất động là giải pháp tối ưu vì giá nhà tương đối rẻ (khoảng 100.000 – 150.000 NZD một căn nhà rộng 700 m2).

Để tiết kiệm chi phí cho thời gian 4 - 5 năm sống tại New Zealand thì đầu tư vào bất động sản là giải pháp tối ưu vì giá nhà tương đối rẻ.

Để tiết kiệm chi phí cho thời gian 4 – 5 năm sống tại New Zealand thì đầu tư vào bất động sản là giải pháp tối ưu vì giá nhà tương đối rẻ.

Suốt 5 năm qua, Huấn Nghệ đã xử lý hồ sơ cho hơn 80 gia đình đi theo PGDipBE, IT. Trong đó, công ty đã tư vấn cho một cặp vợ chồng sống tại TP HCM. Chị vợ làm việc cho một ngân hàng với mức lương khoảng 10 triệu đồng một tháng. Anh chồng làm tại khách sạn 5 sao ở quận 1 với mức lương khoảng 9 triệu đồng một tháng.

Nhà có ba đứa con với độ tuổi lần lượt là 5, 7 và 8. Tài chính gia đình có khoảng một tỷ đồng. Vì mong muốn cho con hưởng nền giáo dục, y tế tốt. Anh chị đã quyết định đầu tư tham gia chương trình PGDipBE. Đầu tiên, chị qua đó học Anh văn miễn phí 6 tháng, sau đó, anh và ba con sang. Qua đến nơi, anh làm nhiều việc kiếm thu nhập lo chi phí gia đình. Sau khi kết thúc chương trình PGDipBE, chị tìm được full-time job và xin được work visa hai năm.

Trong suốt 10 năm qua, Huấn Nghệ tiếp xúc nhiều trường hợp và rút ra một thực tế là nếu chịu đầu tư vào di trú. Nghĩa là phải quyết tâm cao độ, luôn nghĩ về mục tiêu di trú thì dù khó khăn. Chỉ cần bỏ ra một đến ba năm, các gia đình sẽ gặt hái được thành công.

Visa đầu tư có hai loại là Entrepreneur Work visa và Investor visa. Nếu theo Entrepreneur, bạn phải có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu. Phải xuất khẩu hàng hóa New Zealand đi các nước. Visa này thường chỉ thích hợp cho những doanh nghiệp lớn về gỗ, sữa, trái cây… Còn đối với dòng Investor visa với số tiền từ 1,5 triệu NZD trở lên. Thì những gia đình có số tiền này nên đầu tư vào Australia sẽ tốt hơn vì có nhiều cơ hội với nhiều loại visa hơn.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ chương trình định cư và quảng cáo

    - Advertisement -

    Related News

    - Advertisement -