- Sự Kiện & Hội Thảo -
Home Định cư các nước Định cư Mỹ EB-5 chấp nhận khoản vay tín chấp để đầu tư

EB-5 chấp nhận khoản vay tín chấp để đầu tư

- Advertisement -

Tháng 10 năm 2020, tại phiên tòa Phúc thẩm Quận Columbia (D.C.), hội đồng thẩm phán đã ra phán quyết: Cho phép nhà đầu tư sử dụng khoản vay không bảo đảm (khoản vay tín chấp) để lấy thẻ xanh Mỹ theo diện EB-5. Quyết định này thống nhất với kết quả phiên xử tại Tòa án Liên bang Quận Columbia (D.C.), diễn ra vào cuối năm 2018.

Phán quyết của tòa án đứng về phía nhà đầu tư

Sau khi nhận quyết định của phiên xử tại Tòa án Liên bang năm 2018, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã ngay lập tức kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm vào tháng 1 năm 2019. Cụ thể, USCIS không công nhận tính hợp pháp của khoản vay tín chấp cho chương trình EB-5, lấy lý do việc này sẽ cho phép bên thứ ba “mua thẻ xanh” giúp nhà đầu tư.

Phán quyết mang tính bước ngoặt này sẽ mở ra các cơ hội nhận thẻ xanh với nguồn vốn đến từ khoản vay tín chấp. Từ trước tới giờ, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) nhìn nhận đây không phải nguồn hợp lệ cho chương trình EB-5.

Trong ảnh: Thẩm phán Gregory G. Katsas, một trong ba thẩm phán của phiên tòa phúc thẩm đơn kháng cáo của USCIS.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Gregory G. Katsas, thẩm phán khu vực đã viện dẫn tính bất phân định của tiền mặt. Theo đó, “tính bất phân định” có nghĩa là tiền mặt không được phân biệt dựa theo nguồn gốc cũng như có thể được sử dụng vào tất cả các mục đích. Trong giao dịch tiền mặt, nghĩa vụ của bên mua với bên cho vay không được tự động chuyển sang bên bán. Cũng theo ông: “Nguồn tiền mặt của nhà đầu tư – cho dù là thu nhập từ lương, trao tặng hay khoản vay – không tạo ra sự khác biệt về mặt pháp lý hoặc trên thực tế.”

Chính sách của USCIS

Quyết định này đã đi ngược lại với các chính sách mà USCIS đề ra vào năm 2015. Cụ thể, USCIS xếp loại tất cả khoản tiền vay để đầu tư, không có đảm bảo bằng tài sản cá nhân là khoản nợ. Cơ quan này cũng không chấp nhận sử dụng khoản vốn này để EB-5. Căn cứ vào đây, USCIS đã từ chối đơn I-526 của 2 nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Nhật Bản (ông Huashan Zhang và ông Masayuki Hagiwara) và bị 2 nhà đầu tư thưa kiện. Hai nhà đầu tư cho rằng USCIS đã diễn giải sai chính sách, dẫn đến phiên tòa vào năm 2018.

Tại phiên xử, tòa án Liên bang tại D.C. đã đồng ý với bên nguyên cáo (các nhà đầu tư) và yêu cầu USCIS chấp nhận tư cách đầu tư. Phán quyết này đã khiến USCIS kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm vào Tháng 1 năm 2019. Lý do là việc cho phép các khoản vay không có bảo đảm của nhà đầu tư sẽ dẫn tới kẽ hở, cho phép các bên thứ ba mua Thẻ xanh cho các nhà đầu tư.

Lập luận của USCIS không được tòa chấp thuận

Tháng 10 năm 2020, hội đồng gồm ba thẩm phán tại Tòa Phúc thẩm Quận Columbia đã không chấp nhận cơ sở lý luận của USCIS. Thay vào đó, hội đồng chỉ ra rằng số tiền cho vay không có bảo đảm sẽ vẫn được sử dụng cho dự án đầu tư EB-5 – ngay cả khi nhà đầu tư vỡ nợ. Vì vậy, nguồn vốn này vẫn nên được phép và công nhận hợp lệ.

Để ủng hộ, thẩm phán của phiên tòa đã tuyên bố về việc khoản vay có hay không có bảo đảm không tạo ra sự khác biệt. Dự án vẫn có thể sử dụng khoản tiền và tạo ra việc làm cho người Mỹ. Đồng thời, bên dự án không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro nào khi nhà đầu tư không thể hoàn thiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.

Quyết định của USCIS

Chương trình EB-5 được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1990 với mục tiêu kích thích kinh tế Hoa Kỳ thông qua việc tạo ra việc làm và thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư ngoại. Năm 1992, Quốc hội tạo ra chương trình thông qua trung tâm vùng (regional center), trong đó thị thực EB-5 được cấp để lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp thương mại liên kết với các trung tâm vùng (được USCIS chấp thuận).

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ chương trình định cư và quảng cáo

    - Advertisement -

    Related News

    - Advertisement -