- Sự Kiện & Hội Thảo -
Home Định cư các nước Định cư Mỹ Tổng thống Biden ngưng thực thi quy định thu hồi thẻ xanh...

Tổng thống Biden ngưng thực thi quy định thu hồi thẻ xanh của thường trú nhân là gánh nặng cho xã hội Mỹ

- Advertisement -

Chính quyền tổng thống Joe Biden đã công bốngừng thực thi các quy định hạn chế sử dụng “chi phí công” đối với các thường trú nhân Mỹ. Đây là quy định do cựu tổng thống Trump ban hành năm 2019. Theo chính sách cứng rắn siết chặt nhập cư trong giai đoạn ông Trump cầm quyền. Theo quy đinh đã ban hành này, chính phủ Mỹ sẽ thu hồi/ ngưng cấp thẻ Xanh cho các thường trú nhân lạm dụng viêc sử dụng các chi phí công của nước Mỹ. 

Chính quyền tổng thống Joe Biden đang làm gì?

Bộ trưởng An ninh Nội địa (DHS) – ông  Alejandro Mayorkas – cho biết bộ của ông đã tạm dừng việc thực hiện quy định “phí công – Public Charge” năm 2019. Sau khi khôi phục lệnh của tòa án liên bang ngăn chặn chính sách thời ông Trump. Trước đó, Bộ Tư pháp đã thông báo cho các tòa án trên toàn quốc, bao gồm cả Tòa án Tối cao. Rằng họ sẽ không bảo vệ quy định về phí công ban hành thời tổng thống Trump nữa.

Chính sách này khi được ban hành vào năm 2019.  Đến nay, chính sách đã đối mặt với sự lên án mạnh mẽ. Chính sách này cho phép các viên chức nhập cư Mỹ có toàn quyền quyết định từ chối đơn xin/gia hạn thẻ xanh. Đặc biệt, đối với  những người nhập cư mà chính phủ nhận thấy họ đang dựa vào – hoặc có nguy cơ dựa vào các lợi ích công cộng. Bao gồm: các phúc lợi, tem phiếu thực phẩm (foodstamp), nhà ở công cộng hoặc theo chương trình bảo hiểm y tế Medicaid…

“Quy định về phí công năm 2019 không phù hợp với các giá trị của quốc gia”. Bộ Trưởng Mayorkas tuyên bố.“Nó trừng phạt những người tiếp cận các phúc lợi y tế và các dịch vụ khác của chính phủ dành cho họ.”

Quy định thay thếđược đưa ra bởi chính quyền tổng thống Joe Biden

Bộ Nội An (DHS) cho biết họ sẽ quay trở lại áp dụng các quy tắc thời tổng thống Clinton năm 1999.  Đó là hướng dẫn các quan chức chỉ coi người nhập cư hưởng phí công nếu họ đang nhận trợ cấp tiền mặt của chính phủ. Hoặc nhận trợ cấp dài hạn do mất khả năng lao động.

Bộ Nội An cho biết trong một tuyên bố. “Theo hướng dẫn năm 1999, DHS sẽ không xem xét việc nhận Medicaid của một người. Ngoại trừ Medicaid cho người mất khả năng lao động”.

DHS cũng lưu ý, những quy định của chính quyền Trump về việc tiêm phòng và điều trị y tếcho coronavirus sẽ không được xem xét trong các quyết định về phí công.

Thuật ngữ “chi phí công – public charge” lần đầu tiên được đưa vào luật của Mỹ vào đầu những năm 1880. Khi chính phủ liên bang bắt đầu điều chỉnh việc nhập cư. Bao gồm cách cấm hầu hết người nhập cư Trung Quốc. Với lý do họ “gây nguy hiểm cho trật tự” cộng đồng nước Mỹ.

Chính quyền thời ông Trump đã mở rộng định nghĩa của thuật ngữ này. Điều này thực sự được coi là gánh nặng kinh tế đối với đất nước.

Ý nghĩa của chi phí công thời tổng thống Trump

Tuy nhiên, những người ủng hộ việc huỷ bỏ quy định này lại cho rằng. “Các yêu cầu dưới thời ông Trump như là một cuộc kiểm tra mức độ giàu có. Với mục đích ngăn cản những người nhập cư có thu nhập thấp. Bao gồm cả trẻ em là công dân Mỹ”.

Theo một báo cáo do Viện Đô thị công bố vào tháng 02/2021. Có  hơn 13% người trưởng thành trong các hộ gia đình nhập cư đã từ chối viện trợ của chính phủ vào năm 2020. Vì lo sợ nó sẽ gây nguy hiểm cho hồ sơ nhập cư của họ.

Bộ trưởng Mayorkas cũng cho biết Bộ Nội An DHS sẽ tiếp tục xem xét quy định của chính quyền ông Trump.

Việc ngưng thực thi các quy định về chi phí công này đã được các tổ chức về nhân đạo , các trung tâm xã hội rất tán thành. Olivia Golden, giám đốc điều hành của Trung tâm Luật và Chính sách Xã hội, đã ca ngợi hành động trên. Bà cũng kêu gọi chính quyền Biden chính thức hủy bỏ quy định năm 2019. Đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc đảo ngược chính sách. Nhằm đảm bảo các gia đình nhập cư biết rằng họ có thể nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ một cách an toàn.

Như vậy có thể nói với rất nhiều thường trú nhân Mỹ đây là một tin tức rất lạc quan và vui mừng.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ chương trình định cư và quảng cáo

    - Advertisement -

    Related News

    - Advertisement -