Di dân không giấy tờ trước ngày 1-1-2021 có thể nhập tịch Mỹ là trọng tâm của một dự luật cải cách nhập cư do Đảng Dân chủ Mỹ đề xuất. Và được Tổng thống Joe Biden ủng hộ. Vậy chính sách này có thực sự được chấp nhận?
Dự luật cải cách nhập cư của Quốc hội Mỹ
Theo trang Vox, ngày 18-2, Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã đệ trình một dự luật cải cách nhập cư toàn diện. Được soạn thảo dựa trên những ưu tiên mà Tổng thống Joe Biden nêu rõ trong ngày nhậm chức.
Nếu được thông qua, dự luật mang tên “Đạo luật quốc tịch Hoa Kỳ 2021”. Đây là sự đánh dấu đợt cải cách lớn nhất của hệ thống di trú Mỹ kể từ năm 1986.
Trọng tâm của dự luật là việc mở đường nhập tịch cho 10,5 triệu dân nhập cư không giấy tờ sống ở Mỹ. Quá trình này sẽ mất ít nhất 8 năm. Và để đủ điều kiện, di dân phải hiện diện trên đất Mỹ từ ngày 1-1-2021 trở về trước. Trừ khi được miễn trừ vì lý do nhân đạo.
Trong giai đoạn đầu, di dân có thể được cấp giấy phép lao động (work permit). Và được đi nước ngoài với đảm bảo có thể nhập cảnh trở lại Mỹ. Tiếp theo, sau 5 năm, họ có thể nộp đơn xin thẻ xanh (dành cho thường trú nhân). Nếu vượt qua vòng kiểm tra nhân thân và đóng thuế đầy đủ. Di dân thuộc diện DACA (đến Mỹ khi còn nhỏ), TPS (được bảo vệ tạm thời) hoặc lao động nông nghiệp có thể nộp đơn xin thẻ xanh ngay.
Sau khi có thẻ xanh được 3 năm và vượt qua thêm một vòng kiểm tra nhân thân, di dân có thể nộp đơn xin quốc tịch Mỹ. Không thể mô tả hết tác động khổng lồ của dự luật trên. Bởi nó có thể mang hàng triệu người sống lẩn lút ở Mỹ ra ngoài ánh sáng.