Có nhiều lý do để lấy quốc tịch thứ hai, vì muốn phát triển tương lai con cái, vì bảo vệ tài sản, hưởng ưu đãi về thuế hoặc sinh sống tại đất nước an toàn hơn…
Dù lý do là gì thì xu hướng đầu tư lấy quốc tịch đang tăng trưởng mạnh trên toàn cầu. Trong đó, phần lớn người tham gia là những người giàu đến từ Trung Quốc, Nga và các quốc gia Trung Đông.
Xu hướng lấy quốc tịch thứ hai tăng nhanh
Thời điểm cuối năm 2017, báo cáo của World Bank chỉ ra Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ di cư nước ngoài cao nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với khoảng 100,000 người mỗi năm. Ước tính của những chuyên gia tư vấn định cư cũng cho thấy mỗi năm, chỉ riêng nhóm doanh nhân thông qua các suất đầu tư nhà đất và dự án nhằm hợp thức việc “đổi màu” hộ chiếu đã mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khoảng 10 – 12 tỉ USD.
Citizenship Invest tại Dubai – công ty dẫn đầu thị trường chuyên về các chương trình nhập tịch cho biết: các gia đình và công dân có giá trị tài sản ròng cao ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã góp phần tăng hơn 70% trong nhu cầu lấy quốc tịch Châu Âu và Caribbean trong quý IV năm 2017. Ba quốc gia hàng đầu đóng góp vào sự tăng đột biến nhu cầu lấy quốc tịch thứ hai là Yemen với 31%, Syria 15% và Lebanon 8%.
Các quốc gia tham gia chương trình đầu tư nhập tịch nhiều nhất (đến giữa năm 2015)
Theo báo cáo có tiêu đề “Thế giới thu nhỏ – Quyền công dân toàn cầu cho các cá nhân siêu giàu (UHNW)” cho biết: giá trị tài sản ròng trung bình của một người nộp đơn xin lấy quốc tịch thứ hai là trên 205,000,000 USD.
Đối với giới doanh nhân Việt Nam, đặc biệt với những người có mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài, nhu cầu di chuyển qua khắp các châu lục là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hộ chiếu Việt Nam chỉ cho phép du lịch miễn visa đến 48 quốc gia. Hầu hết các quốc gia này chưa phải là điểm đến lý tưởng để phát triển kinh doanh. Điều này đã khiến việc di chuyển nhanh chóng và kịp thời trở nên khó khăn. Vì vậy, không ít doanh nhân Việt đã tìm cách sở hữu một tấm hộ chiếu thứ hai để chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu.
Các nước vùng Caribbean thu hút đầu tư nhận quốc tịch
Một trong những yếu tố thu hút nhất với những người muốn lấy quốc tịch diện đầu tư là các loại hộ chiếu đó được miễn visa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước thành viên Khối Liên Minh Châu Âu (EU). Đáng chú ý, các quốc gia có chương trình đầu tư nhập tịch thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia không chỉ là các nước giàu, mạnh, phúc lợi xã hội tốt. Xu hướng lấy quốc tịch của các nước vùng Caribbean như Antigua & Barbuda, Grenada…. đang trở thành “mốt” thời đại mới. Vì hộ chiếu các quốc gia này rất quyền lực khi cho phép nhà đầu tư được miễn visa hơn 110 quốc gia. Họ đưa ra các chương trình đầu tư lấy quốc tịch với mức giá thấp hơn nhiều so với Mỹ, Canada và các quốc gia Châu Âu khác.
Xem thêm: Tại sao ai cũng chọn hộ chiếu Caribbean?
Đến đầu năm 2017, có khoảng 800 đơn xin nhập tịch Antigua. Trong đó, 40% số người nộp đơn đến từ Trung Quốc, 20% đến từ Trung Đông. Phần lớn người nộp đơn (75%) đóng góp cho Quỹ phát triển quốc gia (NDF) thay vì đầu tư vào bất động sản.
Vùng Caribbean là quốc gia có ngành du lịch với nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó các nước Caribbean có các chính sách tốt về thuế, an sinh xã hội, các dự án đầu tư định cư hấp dẫn và sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực. Từ những lợi ích này thì vùng Caribbean hứa hẹn sẽ là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa trong tương lai. Đồng thời mở ra cánh cửa định cư lý tưởng cho doanh nhân toàn cầu.
Xem thêm: Chương trình đầu tư nhập quốc tịch Antigua & Barbuda